Fri, 07 / 2018 7:33 am | admin

Phân tích 10 câu thơ cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

BÀI LÀM

phân tích 10 câu thơ cuối bài thơ vội vàng

Sau những tiếc nuối, những băn khoăn trăn trở vì cuộc đời hữu hạn trong vòng thời gian vô hạn, nhà thơ Xuân Diệu đã vội vã sống, vội vã yêu, vội vã hưởng thụ mọi thứ đến cuồng nhiệt, si mê:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Loading...

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tơi

– Hỡi xuân hồng, ta muốn căn vào ngươi!

Đây là những câu thơ cuối trong bài Vội vàng của Xuân Diệu, thể hiện niềm khát khao mãnh liệt với cuộc đời, với thiên nhiên.

Nhà thơ sợ rằng xuân đương qua, sợ tôi cũng mất nên bước chân phải cuống quýt mau mau khi Mùa chưa ngả chiều hôm. Chiều không chỉ là sự tàn phai của một ngày dài mà chiều ở đây còn là xế chiều của đời người. Nhân lúc tuổi xuân chưa đi qua, nhà thơ muốn dang rộng cánh tay mình ôm trọn cả thế giới, cả thiên nhiên vạn vật vào lòng. Ta muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu… Một loạt những cụm từ Ta muốn xuất hiện liên tiếp nhau, mỗi một từ lại thể hiện một trạng thái mãnh liệt hơn, cuồng si hơn. Ông không dùng từ “tôi” mà dùng từ “ta” để nói lên cái ta rộng lớn bao la, để làm chủ mọi thứ. Ông tự đặt mình lên làm chủ thiên nhiên, tự do tự tại tự quyết trong việc hưởng thụ thiên nhiên. Mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu, một cái hôn nhiều, và non nước, và cây, và cỏ rạng… Tất cả đã trở nên một mâm cỗ đầy ắp mà trong đó những món ăn thịnh soạn được làm từ chính những thứ đơn giản nhất, gần gũi nhất và tự nhiên nhất.

Biết rằng cuộc sống ngắn ngủi, biết rằng thời gian khốc liệt sẽ mau chóng đưa tuổi xuân qua đi, Xuân Diệu vội vàng sống không phải để kiếm thật nhiều tiền để được ăn sung mặc sướng. Ông cũng chẳng cuống quýt, nôn nóng đạt được thật nhiều danh vọng để nổi tiếng với người đời, mà ngược lại, ông chỉ muốn được đắm chìm vào thiên nhiên, được sống một cách trọn vẹn với vạn vật. Quan điểm sống vội vàng của Xuân Diệu rất trong sáng, thanh cao và đáng trân trọng. Ông nâng niu từng phút giây, từng khoảnh khắc. Ông tận hưởng từng nhành cây, ngọn cỏ ngay từ khi sự sống mới bắt đầu mơn mởn, Cho chếnh chóng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi. Từ trong câu thơ, ta dễ dàng cảm nhận sự hăng say, mê đắm của thi nhân trước cuộc đời. Giọng thơ thật lôi cuốn, hấp dẫn. Ngôn từ cũng rất mạnh mẽ, gợi lên cảm hứng cho người đọc. Giúp mọi người tạm quên đi những đam mê tiền tài, danh vọng để trở về với cuộc sống giản đơn, với những gì thân thương nhất, gần gũi nhất.

Ngay lúc này, vị thế giữa con người và thiên nhiên hoàn toàn đổi ngược cho nhau. Thiên nhiên vốn rộng lớn bao la và con người nhỏ bé biết nhường nào trong thiên nhiên ấy. Nhưng ở đây, với tình yêu, với niềm khát khao mãnh liệt, Xuân Diệu như một người chủ thực sự đang cai quản toàn bộ thiên nhiên trong lòng bàn tay mình. Ông muốn làm gì chúng cũng được, thậm chí là cắn vào xuân hồng. Động từ cắn tuy mạnh nhưng vẫn thể hiện sự ngọt ngào, thanh khiết của mùa xuân.

Với tư tưởng sống vội, sống nhanh và sống mãnh liệt của Xuân Diệu, hẳn là ông sẽ có một tuổi xuân trọn vẹn và đã đầy, chếnh choáng. Không bạc tiền, cũng không danh vọng cao sang mà hoàn toàn chỉ có những cỏ cây, những cánh bướm với mây đưa và gió lượn. Những vần thơ gấp gáp của ông đã khiến cho người đời sống chậm lại giữa cuộc chạy đua với tiền tài, với chức vụ. Khiến mọi người cảm thấy muốn được sống giản đơn hơn, tận hưởng nhiều hơn, thư giãn nhiều hơn so với việc suốt ngày đầu tắt mặt tối với một đống công việc bộn bề. Nói như vậy không có nghĩa bỏ bê công việc mà là sống yêu thương nhiều hơn, tận hưởng nhiều hơn…

 >>> XEM THÊM :

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục