Wed, 02 / 2018 10:28 am | admin

Đề bài: Phân tích bài cảm xúc mùa thu của đỗ phủ

Phân tích bài cảm xúc mùa thu của đỗ phủ

Khám phá về chủ đề mùa thu trong thơ văn, ta bắt gặp không ít những thi phẩm viết về mùa thu. Đỗ Phủ – “Thi Thánh” của Trung Quốc cũng đã có những cảm xúc rất riêng về mùa thu khi sáng tác Thu hứng. Qua những nét tả cảnh, ông gửi gắm tình cảm thầm kín của mình bằng giọng thơ trầm uất, nghẹn ngào.

Phiên âm:

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Loading...

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Dịch thơ:

Lác đác rừng phong hạt móc sa,

Ngàn non hiu nắt, khí thu hòa

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Không gian mùa thu được toát lên qua cái nhìn bao quát của nhà thơ. Rừng phong rộng lớn mênh mông nhưng lại mang nét u tịch, ảm đạm và hắt hiu khi tác giả nhắc tới Vu sơn, Vu giáp. Núi cao, rừng rộng, không gian vừa có chiều sâu lại vừa có chiều cao. Nhưng ẩn chứa trong đó lại là sự đìu hiu, lạnh lẽo. Điều đó càng làm cho sự cô đơn, lẻ loi của con người thêm hiu quạnh. Lại cộng thêm làn sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa. Có thể thấy, nhà thơ vừa phóng tầm nhìn ra xa, vừa dang rộng cánh tay mình để ôm trọn lấy cảnh thu bao la, bát ngát dù trong cảnh ấy có chút buồn, chút vấn vương. Nhưng trên hết vẫn thể hiện được tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước thầm kín của thi nhân. Sự đối lập trong hai câu thơ càng khắc họa nét độc đáo trong nghệ thuật tạo hình của thơ Đỗ Phủ. Lúc trước là hình ảnh rừng phong xơ xác, hạt móc trắng xóa, giờ đây lại là ngọn núi cao hùng vĩ, dựng đứng che khuất cả ánh mặt trời khiến cho cảnh vật trở nên hiu hắt, u ám đúng như tâm trạng tiêu điều đang man mác khắp tâm hồn nhà thơ.

Phiên âm:

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch thơ:

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

Phải chăng lòng người đang âm thầm rơi lệ, hay là lệ của những bông cúc rung rinh nhẹ nhàng trước gió mùa thu? Dù là gì đi chăng nữa, câu thơ vẫn bộc lộ nỗi niềm xúc cảm của nhà thơ đối với nhân dân, với đất nước. Thơ tả cảnh nhưng tình ẩn chứa trong cảnh. Có lẽ những bông hoa cúc đã khiến cho lòng thi nhân nhớ tới quê hương, nơi đã gắn bó bao kỷ niệm buồn thương của một miền ký ức. Giờ đây, đứng trước mùa thu của nơi đất khách quê người, làm sao có thể nở nụ cười mà lòng không nhung nhớ. Con thuyền kia phải chăng chính là con thuyền của những nhớ thương, day dứt? Nó bé nhỏ như tâm hồn ông nhỏ bé. Nhưng nỗi niềm chất chứa trong đó lại là cả một vùng trời yêu thương. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mùa thu của những năm tháng trước đây đã đi vào dĩ vãng xa xôi. Trời tối dần và cảnh thu cũng khép lại. Trước mắt ông, hoàng hôn đang dần buông xuống. Cảnh rừng phong xơ xác đã phần nào lui lại vào bóng tà. Văng vẳng bên tai tiếng chày đập áo nghe sao não nùng, thiết tha. Mỗi tiếng chày đập xuống như tiếng lòng nấc lên vì nhớ nhà, nhớ quê. Cảnh tượng ấy, âm thanh ấy khiến người ta dễ chìm vào những xúc cảm buồn thương, hiu hắt.

Đúng như Nguyễn Du từng viết Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, Đỗ Phủ cũng vậy, khi đắm chìm trong không gian thu của nơi xa nhà, ông không thể nào cầm lòng. Nước mắt rơi, âm thầm và trĩu nặng. Cảnh thu của ông kết thúc bằng tiếng chày đập áo văng vẳng, thiết tha. Tiếng chày ấy chính là tiếng lòng của thi nhân. Qua đây, ông thể hiện nỗi nhớ nhà và tình yêu quê hương, đất nước. Giọng thơ nhẹ nhàng, đôi chỗ có sự day dứt, ngập ngừng đã cho người đọc thấu hiểu được tấm lòng của ông. Đồng thời, bài thơ chính là tiêu biểu trong nghệ thuật thơ Đường của đất nước Trung Hoa – một bài thơ đạt tới trình độ mẫu mực, rất xứng đáng với cái danh “Thi thánh” mà người đời đặt cho thi nhân.

>>> XEM THÊM : 

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục