Thu, 12 / 2017 8:28 am | admin

Đề bài: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

BÀI LÀM

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong một lần ngồi nghe radio, tô vô tình bắt gặp bài thơ Nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tôi tự đặt ra câu hỏi cho mình: Có thể nào dừng lại một chút, bớt xô bồ đi một chút, để tận hưởng một chút? Giữa cuộc sống tấp nập, bộn bề, bon chen, con người ta đang gồng mình để vươn lên từng ngày. Nhưng đâu đó vẫn có những cuộc đời tìm về chốn bình yên, thả hồn mình vào cõi hư vô, thưởng thức những gì đơn sơ nhất, thanh cao nhất. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những con người như thế. Ông rời ghế quan, trở về nơi quê nhà hẻo lánh, sống cuộc đời thường dân như bao con người khác. Không phải vì ông không còn gì để cống hiến cho đất nước, chỉ là ông muốn cống hiến theo cách riêng của mình. Sống nơi đây, dù không được người hầu kẻ hạ, cũng chẳng có những món ngon vật lạ, nhưng đổi lại ông có được chữ “nhàn” cho tâm hồn thanh thản. Bài thơ Nhàn của ông đã đánh động bao con người đang chao đảo giữa dòng đời xuôi ngược.

Giữa lúc bao nhiêu sĩ tử đang miệt mài ngày đêm đèn sách chỉ để mong có được một chức quan trong triều đình, thì ông – người đứng trong hàng ngũ quan lại giữ trọng trách quan trọng của đất nước, lại xin từ chức cáo lui trở về quê nhà. Chẳng phải trước đây ông cũng từng phấn đấu, từng đèn sách bao năm mới có được chức quan đó? Vậy vì cớ gì mà Nguyễn Bỉnh Khiêm lại từ bỏ điều mà mình đã theo đuổi suốt bấy lâu? Từ bỏ nhưng không rũ bỏ. Trở về quê, ông vẫn mở trường dạy học, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước. Mỗi người có một cách tiến thủ riêng. Nhưng để vừa phụng sự được cho triều đình, cho nhân dân, lại vừa không phải liêu xiêu trong chốn quan trường, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cho riêng mình một con đường là trở về sống nơi quê nhà. Tại đây, cuộc sống của ông rất thanh đạm và tao nhã:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Loading...

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Ngay trong giọng thơ đã ẩn chứa sự thanh thản, nhẹ nhàng của tâm hồn một người đã từng làm quan lớn trong triều đình. Phải chăng lúc này ông đang rất hài lòng và mãn nguyện với cuộc sống hiện tại ? Chẳng còn những buổi trầu quỳ dưới chân ngai vàng của vua, cũng chẳng còn những tiếng : Dạ, bẩm, vâng, thưa của các quan cấp dưới… Nếu trước đây, đi một bước cũng có người hầu kẻ hạ, thì giờ đây mọi việc ông đều tự tay mình làm lấy.

Một mai, một cuốc, một cần câu.

Câu thơ gợi lên hình ảnh một lão phu đang bước đi thong dong từng bước với niềm hào hứng đi câu cá. Ông chẳng bận tâm đến những thú vui nơi kinh thành đông đúc, nhộn nhịp. Ở nơi này, ông được tự do, thoải mái làm bất kỳ những gì mình thích. Thú vui của ông đơn sơ và giản dị là vậy. Ông cũng tự nhận mình dại khi tìm nơi vắng vẻ, không như những người ngôn, người đến chốn lao xao. Ý ông muốn nói đến chốn quan trường, nơi mà hàng ngày người ta phải sống bon chen và nịnh bợ nhau để được yên ổn. Ông không quan tâm người khác nghĩ gì và nói gì về mình nữa. Ở nơi này tuy vắng vẻ nhưng ông lại tìm thấy cho mình sự nhàn hạ, thanh thản trong tâm hồn. Ông tự nguyện làm kẻ dại để rút lui khỏi cuộc sống của những người khôn. Ông không có ý lên án, hay khinh bỉ họ, chỉ là ông muốn chọn cách sống cho riêng mình. Khi về quê, dù không làm quan, nhưng ông vẫn sẵn sàng giúp đỡ và tư vấn cho vua khi vua cần.

>>>Xem thêm: Sọan bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dân an, thịnh trị là nhờ có công lao to lớn của những người như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thân không làm quan, nhưng chí chưa bao giờ rời khỏi đất nước. Ông lui về để được cống hiến nhiều hơn. Ông không muốn phải sống với những thị phi hay những trò quan liêu. Về nơi đây, ông được tự do cống hiến hết những gì mình có thể làm cho đất nước. Dù cuộc sống chẳng có gì sung túc, đủ đầy, nhưng với tâm thế nhàn hạ, ông vẫn luôn giữ cho mình sự thanh cao và khiết tịnh.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu, đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đâu có ai dễ gì từ bỏ thành quả mà mình đã bỏ cả một thời trai trẻ để miệt mài phấn đấu ? Khi đạt được điều mình muốn rồi, được làm quan lớn trong triều đình rồi, ai dễ gì lại xin từ chức để về quê sống cuộc đời thường dân. Như thế chẳng phải đã uổng phí bao công sức sao ? Nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại khác, ông không cho rằng cuộc sống của mình hiện tại là thiếu thốn. Ông sống thuận theo tự nhiên : thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Cuộc sống giản đơn nhưng thanh cao chứ không hề khó khăn. Nhà thơ còn liên tưởng tới điển Thuần Vui Phần uống rượu sa nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe Na, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau khi bừng tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hòe phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý nghĩa : phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Nhận thức được điều đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rất hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại. Thanh tao và giản đơn, chẳng lao xao như chốn quan trường mà ông từng sống.

Trong cuộc sống hiện nay, càng ngày người ta càng lao mình vào vòng xoáy của tiền tài, địa vị và danh vọng. Phấn đấu là tốt, nhưng không phải vì thế mà làm mất đi cuộc sống của chính mình. Ta đến với cuộc đời bằng hai bàn tay trắng, dù có làm ra bao nhiêu của cải hay làm chức to đến mấy, khi ra đi cũng chỉ trắng hai bàn tay. Thế nên, sống phấn đấu tuy quan trọng nhưng điều quan trọng hơn là luôn giữ cho tâm mình thanh thản và khiết tịnh.

Bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm như một lời thức tỉnh dành cho những con người đang mải mê với tiền tài danh vọng mà bỏ quên mất cuộc sống quý giá từng ngày của mình. Đó cùng là lời tâm sự rất nhẹ nhàng mà sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên lợi danh.

>>> XEM THÊM : 

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục