Thu, 07 / 2018 3:07 am | admin

Phân tích cuộc nhặt vợ của anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

BÀI LÀM

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ – những con người gắn bó tha theiets với quê hương và cách mạng. Đứng trước nạn đói khủng khiếp năm 1954, hơn ai hết, lòng nhà văn quặn thắt với nỗi đau tột cùng của nhân dân. Nhưng ông không quá xoáy sâu vào nỗi đau ấy để gây nên những tâm trạng bi thương, ngược lại, ông truyền hết niềm tin và hi vọng cho họ về một tương lai tươi sáng. Bởi thế, ông đã dựng lên cuộc nhặt vợ đầy hài hước và hóm hỉnh của anh cu Tràng giữa lúc người chết và người gần chết vì đói sống lẫn lộn nhau. Câu chuyện được tái hiện đầy chân thực và xúc động qua tác phẩm Vợ nhặt.

Vợ nhặt – nghe cái tên đã khiến người đọc tò mò. Bởi xưa nay dù có nghèo khổ đến mấy, việc lấy vợ vẫn được người ta coi là việc trọng đại của cả một đời người. Thế nhưng, ở đây, khi mà việc trọng đại lúc này là miếng ăn, là cái đói đang hoành hành, việc lấy vợ dường như quá xa vời tới mức không ai dám nghĩ tới. Ngay cả anh cu Tràng – người trực tiếp “nhặt vợ” cũng không hề có dự tính gì về việc này. Anh chỉ tình cờ trêu đùa một cô gái bên đường trong lúc mệt mỏi vì kéo xe bò thóc lên dốc:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!

Loading...


Phân tích cuộc nhặt vợ của anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ”. Ấy vậy mà cô ả ra thật. Chả hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà hai con người lận đận ấy lại “vướng” vào nhau. “Tràng thích lắm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tư như thế”. “Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói: Điêu! Người thế mà điêu! Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thậ ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.” Cuộc gặp gỡ không hẹn mà hội ngộ thật tình cờ, ngẫu nhiên. Anh cu Tràng đã quên bẵng mất lời hứa hôm nào trong lúc đùa cợt. Không biết thị nghĩ thế nào nhưng cứ bám vào lời hứa ấy để “bắt đền” Tràng. Tràng cũng chẳng ngại ngần mời thị ăn đúng như lời mình đã nói. “Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” Ăn uống no nê xong, dường như thị đã tỉnh cơn đói và quay sang hỏi như thăm dò Tràng: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Tràng cũng thật thà đáp “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Thêm một lần nữa Tràng nói đùa nhưng lại thị lại cho là thật. “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ !”. Thì ra Tràng có vẻ ngờ ngệch là thế, nhưng trong tâm tư hắn lại rất trong sáng và giàu tình thương yêu. Vậy là không hẹn ước, cũng chẳng cần mai mối, hai con người cùng khổ, cùng lận đận đã vô tình “nhặt” được nhau. Sau khi đi mua sắm cho “vợ” cái thúng con con để đựng đồ, Tràng công khai đưa thị về nhà ra mắt mẹ mình.

Cuộc nhặt vợ tưởng như hài hước, hóm hỉnh, nhưng lại chứa đựng đầy ý nghĩa sâu xa. Giữa lúc đói khát, khổ cực thế này, bất kỳ ai cũng có thể bị chết vì đói, vì rét, không ai dám nghĩ tới chuyện lấy vợ lấy chồng. Vậy mà Tràng và thị lại nghiễm nhiên đưa nhau về trong sự tò mò, ngạc nhiên của mọi người. Nhà văn cũng thật khéo léo khi dùng từ “nhặt” để nói về cuộc nhặt vợ này. Xét theo tình hình thực tế, đúng là họ nhặt được nhau thật, chứ không hề có đám cưới, đám hỏi, cũng không có bất kỳ một thủ tục nào theo phong tục truyền thống của dân quê Việt Nam. Nhưng không ai trách họ cả. Bởi ai cũng hiểu và cảm thông cho số kiếp của những con người đang đói khổ giống như mình. Có thể nói Tràng quá liều lĩnh khi đưa thị về làm vợ, nhưng cũng thật đáng ngưỡng mộ vì trong lúc khó khăn như vậy, Tràng vẫn dành hết tình cảm thương yêu chân thành, đơn sơ và giản dị cho người vợ nhặt của mình. Tình cảm cao quý ấy thật đáng trân trọng biết bao.

Mặt khác, khi dựng lên cuộc nhặt vợ tình cờ này, có lẽ nhà văn đang muốn hướng mọi người đến niềm khát khao sống, khát khao yêu và khát khao hạnh phúc. Sống trong cảnh nghèo đói nhưng họ không quẫn chí, không bi quan mà luôn cố gắng vươn lên hướng đến những điều tốt đẹp. Đó cũng là tấm lòng đồng cảm và xót thương của Kim Lân dành cho những con người cùng khổ trong nạn đói thảm hại năm 1954. Bản thân ông không giúp cho họ được về mặt vật chất, nhưng ông có thể hướng họ đến với những niềm tin mới, hi vọng mới, giúp họ thoát khỏi tư tưởng bi đát bởi cuộc sống đương thời.

Cuộc nhặt vợ không những tạo nên bước ngoặt lớn trong cuộc đời Tràng, mà còn mang lại một làn gió mới tươi mát hơn cho cả xóm ngụ cư nghèo, mang lại ánh sáng cuối đời cho bà cụ Tứ đã gần đất xa trời. Đồng thời qua đó, người đọc cũng thấm thía hơn, thấu hiểu hơn tấm lòng trong sáng, thiện lương của người nông dân trong hoàn cảnh túng thiếu nhất, cơ cực nhất. Họ luôn mạnh mẽ, luôn giàu hi vọng và ước mơ. 

  >>> XEM THÊM :

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục