Thu, 08 / 2018 1:55 pm | admin

ĐỀ BÀI : Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Nhân dân ta từ trong máu lửa đi lên, dẫu phải sống lầm than khổ cực vẫn luôn gìn giữ và nuôi dưỡng những ước mơ tốt đẹp trong lòng mình. Để khi có cơ hội, ước mơ ấy nhất định sẽ thành hiện thực. Trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ trích từ Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài đã ngợi ca những phẩm chất, đức tính tốt đẹp và những hoài bão to lớn của người nông dân khi phải sống dưới ách thống trị tàn ác, bất nhân. Ở đó, nhân vật Mị và A Phủ chính là con người điển hình cho ngòi bút sắc sảo của Tô Hoài. Ông vừa ngợi ca, tôn vinh, vừa bày tỏ tấm lòng đồng cảm, xót thương cho những con người cùng khổ trên vùng Tây Bắc thân yêu.

Mị và A Phủ đều xuất thân từ nông dân. Họ bước vào nhà thống lí Pá Tra đều vì bị nợ tiền. Mị làm dâu để trả nợ thay cho cha. Còn A Phủ làm nô lệ để trả khoản nợ “được” thống lí cho vay trong vụ xử kiện A Phủ đánh A Sử vỡ đầu. Hai con người, hai thân phận nhưng cùng một số phận là đều làm con trâu con ngựa trong nhà này. Trên danh nghĩa là vợ nhưng Mị phải làm suốt ngày suốt đêm, hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác. Cuộc đời Mị mờ mịt như cái ô vuông trong phòng, lúc nào cũng trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Đời Mị cũng vậy, nhạt nhòa, buồn tẻ, chẳng còn biết đến không gian hay thời gian nữa. Tô Hoài đã dành những câu văn rất trầm và buồn mỗi khi nói về Mị. Mị lầm lũi như cái xác vô hồn, không còn cười nói hát hò hay thổi kèn lá như trước đây nữa. Phải chăng tâm hồn Mị đang chết dần chết mòn tại nơi đây? Bao nhiêu khát khao, bao nhiêu hi vọng với tâm hồn phơi phới tình yêu đời, yêu cuộc sống của Mị nay đâu? Tác giả đã bày tỏ tấm xót thương và niềm đồng cảm sâu sắc khi viết về Mị. Đó cũng là tình cảm dành cho những số phận cùng khổ như Mị, bị trói buộc, bị giam cầm dưới ách thống trị tàn ác, bất nhân.


phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng a phủ

Giai cấp thống trị tàn ác

Khi viết về A Phủ, tác giả vẫn dùng những từ ngữ trân trọng, nhe nhàng nhưng có phần mạnh mẽ hơn Mị. Vì ít nhất A Phủ cũng là con trai. A Phủ tuy không nặng lòng như Mị nhưng khi bị mất quyền tự do, ai cũng hụt hẫng và buồn khổ. Chỉ có điều A Phủ đối mặt với sự thật theo một cách khác, ngày ngày đi làm như một người làm công trong nhà. Còn Mị, Mị mất cả tuổi thanh xuân, mất cả tình yêu trong sáng của mình, tâm hồn Mị còn đâu nữa ? Một người con gái đang tuổi yêu đời, mộng mơ, nay bị trói chặt trong sợi dây oan nghiệt của thế lực cầm quyền, làm sao Mị không buồn cho được ? Nhưng có lẽ Mị cũng đã quen dần với cuộc sống ấy, Mị không còn nhận thức điều gì nữa, ngay cả bản thân mình Mị cũng chẳng còn bận tâm, chỉ biết sống qua ngày, qua tháng mà thôi.

Loading...

Nhưng thực ra sức sống trong Mị vẫn chưa bao giờ tắt, chỉ là sức sống ấy tạm thời bị khỏa lấp bởi cuộc sống cay đắng của thực tại. Men rượu của đêm tình mùa xuân đã khiến cho Mị tỉnh lại giữa cuộc đời đầy đau khổ. Mị nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp trước kia. Mị nhận ra Mị vẫn còn trẻ. Đúng vậy, Mị vẫn còn trẻ lắm. Tình yêu dang dở ngày nào của Mị còn chưa kịp nói lời chia tay. Mị vẫn cháy trong lòng bao nhiêu ước muốn và hi vọng. Hình ảnh của Mị lúc này chính là sức sống tiềm tàng của một người con gái mạnh mẽ, của những người nông dân bao ngày sống trong cảnh kìm hãm, trớ trêu. Sức sống của họ chưa bao giờ chết. Sợi dây thừng của bọn thực dân chỉ có thể trói được thể xác chứ không thể trói được tâm hồn họ. Không ai ngăn được ước mơ và hoài bão của mọi người.

>>> XEM THÊM: 

Bọn thực dân cầm quyền tàn ác, những kẻ đứng đầu bê tha, tham lam, gian ác. Tất cả được Tô Hoài vạch trần và tố cáo trong cuộc xử kiện A Phủ ở Hồng Ngài. Bọn chúng nhân cơ hội này để mở tiệc hút thuốc phiện tràn lan mấy ngày liền, thịt lợn thịt trâu ăn vạ… Cảnh tượng người nằm la liệt, phè phỡn trông thật đáng khinh. Một chế độ thối nát, tha hóa và biến chất do chính bọn thực dân nhào nặn nên. Từng từ, từng câu văn của Tô Hoài đều tố cáo tội ác và sự nhố nhăng của bọn chúng.

phân tích giá trị nhân đạo trong vợ chồng a phủ

 

Nhưng rồi sau tất cả, nhân dân dù khổ cực lầm than nhưng với tinh thần yêu cuộc sống, yêu đất nước, yêu tự do, họ vẫn là người chiến thắng. Chính Mị trong đêm tối đã mạnh mẽ cởi trói cho A Phủ rồi cùng A Phủ vùng chạy. Phút giây ấy chính là điểm báo hiệu cho những cuộc khởi nghĩa sau này. Thoát khỏi được sợi dây của nhà thống lí, nghĩa là thoát khỏi gông cùm và cuộc sống tù đày làm nô lệ suốt bấy lâu nay. Họ đã tự giải thoát cuộc đời mình, rồi cùng những người dân khác tham gia du kích, bảo vệ quê hương, đất nước.

Qua đoạn trích, ta đã cảm nhận được những giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Đó là sự ngợi ca tinh thần mạnh mẽ, ý chí vươn lên của người dân Tây Bắc khi phải sống dưới chế độ thực dân tàn ác, tham lam. Dù sống khổ, sống lam lũ họ vẫn luôn cam chịu và gìn giữ phẩm chất, ước mơ của mình. Đồng thời, tác giả cũng chĩa ngòi bút của mình vào tận mặt bọn cầm quyền gian ác đã đày đọa người dân lương thiện. Cách kể chuyện chân thực xen lẫn chút lãng mạng của tác giả đã làm cho câu chuyện đi sâu hơn vào lòng bạn đọc.

>>> XEM THÊM:

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục