Đề bài: Soạn bài ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
TIỂU DẪN
– Phri-đrích Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà triết học người Đức, bạn thân thiết của Bác và là nhà hoạt động các mạng nổi tiếng của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế cộng sản.
– Di sản lí luận của ông là một phần quan trọng trong lí luận của chủ nghĩa Mác.
– Các Mác (1818 – 1883) là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức, lãnh tụ thiên tài cảu giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
– Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.
– Văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác, trong đó ông đã đánh giá cao cống hiến to lớn và biểu lộ tình cảm tiếc thương của những người cộng sản trước tổn thất to lớn không bù đắp được này.
Các Mác
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Bài điếu văn này có thể chia thành 3 phần như sau:
– Phần 1: Từ đầu đến bậc vĩ nhân ấy gây ra. Nội dung: Mác đã qua đời.
– Phần 2: Tiếp theo đến người đó không làm gì thêm nữa. Nội dung: Những cống hiến và công lao to lớn của Mác.
– Phần 3: Phần còn lại. Nội dung: Lời kết luận khẳng định sự nghiệp vĩ đại của Mác.
Câu 2.
Những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”:
– Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kiens cho đến ngày nay, đó là con người trước hết cần phải có cái ăn cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…
– Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. VỚi việc phát hiện ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này, lập tức một ánh sáng đã xuất hiện, trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm trong bóng tối.
– Bằng cách nay hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên tham giao vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thân thiết của cuộc đời ông.
Câu 3.
Biện pháp so sánh tầng bậc được Ăng-ghen sử dụng trong bài điếu để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác:
– Đầu tiên, Ăng-ghen so sánh Mác với Đác-uyn – nhà bác học lừng danh thế giới.
– Tiếp theo, ông sử dụng câu nối để làm tăng thứ bậc so sánh: Nhưng không chỉ có thế thôi, Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác.
Thủ pháp so sánh tăng tiến đã dẫn đến một kết luận rằng: Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!
Câu 4.
Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn:
– Ăng-ghen rất trân trọng và ngưỡng mộ sự nghiệp vĩ đại của Mác.
– Ăng-ghen cũng rất thương xót và nuối tiếc khi Mác qua đời.
– Ăng-ghen ngợi ca và tôn vinh và bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với sự nghiệp vĩ đại của Mác.
>>> XEM THÊM:
-
Soạn bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
-
Soạn bài một số thể loại văn học kịch nghị luận
-
Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh