Đề bài: Soạn bài ca dao hài hước
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Bài 1.
– Việc dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò nhưng đều vi phạm vào phép nước, phép làng. Cuối cùng “anh” chọn “Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”.
– Việc thách cưới: “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Khác với việc “thách lợn thách gà” như thường lệ.
Cách nói của chàng trai và cô gái mang sự hài hước, hóm hỉnh, dù hồn nhiên nhưng ẩn chứa sâu trong đó vẫn có sự xót xa và tủi hờn vì hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn. Lẽ ra đám cưới sẽ có gà, có lợn, nhưng cô gái thấu hiểu hoàn cảnh của cả hai nên chỉ thách “một nhà khoai lang”. Đó cũng là hoàn cảnh chung của toàn xã hội đương thời. Điều đáng quý là họ không suy nghĩ tiêu cực, ngược lại, họ cảm thông cho nhau và yêu thương nhau hơn, trân trọng nhau hơn trong cái nghèo, cái khó.
Nghệ thuật của bài thơ nằm ở lối đối đáp hóm hỉnh và ngôn từ giản dị, dễ gần, dễ hiểu.
Câu 2.
Trong các bài 2, 3, 4, tiếng cười không còn là sự cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh khó khăn của tình yêu đôi lứa nữa, mà là chế giễu, lên án những anh chàng, những cô ả đỏng đảnh, yếu ớt, lười biếng, luộm thuộm trong xã hội. Dân gian vừa lên án họ vừa muốn nhắc nhở thế hệ sau hãy nhìn lại mình, không rơi vào tình cảnh như những con người đó.
– Trong bài thơ thứ hai, nghệ thuật trào lộng sắc sảo được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ:
“Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”.
Sự đối lập giữa "sức trai" và "hai hạt vừng" tạo nên sự hài hước, hóm hỉnh, đồng thời chế giễu những kẻ thân làm trai nhưng yếu ớt, lười biếng.
– Bài thơ thứ ba so sánh giữa "chồng người” và "chồng em”, giữa hai người có sự đối lập lớn với nhau khi mà :
"Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”.
Bài thơ chế giễu và lên án những kẻ hèn nhát, nhút nhát, yếu thế, không xứng đáng là đàn ông.
– Bài thơ thứ 4 lại chuyển sang chế giễu những người phụ nữ luộm thuộm, lười biếng, có nhiều thói hư tật xấu.
Mỗi bài thơ đều có sự hài hước và những câu tứ so sánh, những phép trào lộng làm cho sự thật hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn thâm thúy, sâu xa.
Ca dao hài hước
Câu 3.
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước :
– Nghệ thuật trào lộng
– Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
– Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh chân thật, gần gũi với đời sống người nông dân.
– Ngữ điệu hài hước, vần điệu nhịp nhàng dễ thuộc.
>>> XEM THÊM :
-
Soạn bài Ca dao than thân, Yêu thương tình nghĩa
-
Soạn bài Lời tiễn dặn
-
Soạn bài Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão