Soạn bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
Câu 1.
Bài 1, 2:
a. Cả hai bài thơ đều bắt đầu bằng cụm từ Thân em với ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ. Tuy nhiên, số phận của hai hoàn cảnh tương ứng trong hai bài lại có sự khác nhau. Trong bài 1, “thân em” là những cô gái xinh đẹp, yêu đời, có hoài bão ước mơ nhưng lại không được làm chủ cuộc đời mình. Thế nên họ phải “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Trong bài 2, “Thân em” chỉ những người phụ nữ có bề ngoài lam lũ vất vả nhưng tấm lòng trong sạch, đức hạnh. Dù vậy họ cũng vẫn phải chịu số phận hẩm hiu, tủi nhục vì không ai hiểu cho tấm lòng của mình.
b. Bài 1: Thân em như tấm lụa đào ý chỉ những người con gái xinh đẹp nhưng phải sống trong xã hội phong kiến đương thời trọng nam khinh nữ. Dù những người con gái ấy có danh giá, có xinh đẹp đến mấy nhưng vẫn phải phụ thuộc vào chế độ nam quyền.
Trong bài hai Thân em như củ ấu gai, tuy bề ngoài xù xì xấu xí nhưng bên trong lại trong trắng và ngọt bùi. Họ suốt đời lam lũ, vất vả nên không có cơ hội được thể hiện tấm lòng và đức hạnh của mình. Mặt khác xã hội cũng không thừa nhận chức phận cho những người con gái ấy.
Trong cả hai bài ca dao ta đều thấy nỗi đau của người phụ nữ dưới thời phong kiến với chế độ nam quyền ác độc, tàn nhẫn. Tuy nhiên, ở những người phụ nữ ấy vẫn toát lên vẻ đẹp thuần khiết, sự nhẫn nhục và tấm lòng cao thượng, đức hạnh.
Ca dao than thân
Câu 2.
Bài 3.
a. Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi tu từ “ai” đầy ai oán xót xa. “Ai” là ai? Chính là người mà trong tâm tư của chủ thể trữ tình đang hướng tới, là người gieo thương nhớ khôn người cho người ở lại.
“Ai làm chua xót lòng này khế ơi” là câu thơ rất hay. Khế chua là lẽ tự nhiên, nhưng lại được gán cho “ai”, vì ai mà khế chua? Vì ai mà “lòng này” đau đớn, chua xót.
b. Tấm lòng thủy chung, bền vững được thể hiện qua những phép so sánh:
“Mặt trăng sánh với mặt trời
…
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”.
Tác giả dân gian đã lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người. Bởi con người với thiên nhiên luôn hòa làm một. Mặt khác ở thời đó, dân gian rất coi trọng thiên nhiên, đặc biệt là các vị thần trong thiên nhiên. Bởi thế, họ đã lấy hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người làm tăng tính thiêng liêng và thực tế cho tình cảm sâu nặng ấy.
c. Hình ảnh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” rất hay và mang nhiều ý nghĩa. Giữa bầu trời bao la bát ngát, giữa vụ trụ mênh mông này, “ta” vẫn nhất quyết chờ trăng. Sự chờ đợi ấy càng trở nên thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn khi được ví với sao trời, với trăng, khắc sâu tình nghĩa sâu nặng của “ta” đối với “ai”.
Câu 3.
Bài 4.
Trong bài thơ này, nỗi thương nhớ được tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hoán dụ là chiếc khăn. Bởi khăn là một trong những vật kỉ niệm rất thiêng liêng của tình yêu đôi lứa. Ai yêu nhau thật lòng, thắm thiết cũng tặng nhau chiếc khăn làm kỉ vật để nhớ về nhau những lúc xa cách.
Thêm vào đó, cách gieo vần “ai” trong bài thơ còn làm tăng tính da diết, xót xa cho nỗi nhớ khôn nguôi của người con gái đang xa cách người yêu.
Câu 4.
Bài 5.
Hình ảnh “Chiếc cầu – dải yếm” là một hình ảnh nghệ thuật cực đẹp trong tình yêu đôi lứa, thể hiện sự quyết tâm mãnh liệt của đôi lứa nhất quyết sẽ đến với nhau, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, mọi ngăn cách và cản trở.
Câu 5.
Bài 6.
Ý nghĩa của hình ảnh “muối – gừng”:
Muối và gừng vốn là hai thứ không thể thiếu trong đời sống của người nông dân. Hơn nữa muối có vị mặn, gừng có vị cay, cả hai vị đều mang vị đậm và góp phần làm nên những món ăn ngon, có hương vị khó quên.
Gừng cay muối mặn
Khi lấy muối và gừng để nói lên tình nghĩa của con người, người đọc rất dễ hiểu, dễ hình dung và nhớ tới cuộc sống rất bình dị, chất phác của dân gian.
Tác giả dân gian không lấy vị ngọt của đường để nói lên sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa mà lại lấy vị mặn và cay, bởi có lẽ hai vị ấy mới làm cho cuộc sống trở nên đậm đà và sâu nặng.
Câu 6.
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao:
So sánh, hoán dụ, ẩn dụ…
Những biện pháp đó khác với nghệ thuật thơ của văn học viết ở đặc điểm rất giản dị, dễ gần, dễ hiểu vì luôn gắn với đời sống thường ngày của dân gian.