Đề bài: Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao ?
– Những động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè : đùn đùn, phun, tiễn, lao xao.
– Trạng thái của cảnh ngày hè : Với những động từ có tính chất rất mạnh mẽ và được dùng để miêu tả cảnh vật cho thấy thiên nhiên đang căng tràn sức sống. Không những thế, từ "đùn đùn" còn cho thấy nội lực rất mạnh từ ngay bên trong của cây cối, cảnh vật. Mọi thứ đều đang sẵn sàng trỗi dậy tưởng chừng như không có bất kỳ một vật cản nào có thể cản được sự sống ấy sinh sôi nảy nở :
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Cảnh ngày hè
Câu 2.
Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ.
– Vẻ đẹp của mùa hè thể hiện qua cảnh vật
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Màu xanh của cây hòe cành lá xum suê, màu đỏ của cây thạch lựu bên hiên nhà và mùi hương của hồng liên trì phảng phất đâu đây giữa mùa hè đẹp đẽ. Tất cả những sắc màu ấy, hương vị ấy hòa quện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức tranh có cái hồn thật thân thương và gần gũi. Ở đó, cảnh vật đang căng tràn sức sống. Không có bất kỳ một điều gì có thể cản trở được sự trào dâng của sức sống ấy.
Vẻ đẹp của mùa hè thể hiện qua hình ảnh con người
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Trong cảnh hè sôi động ấy, hình ảnh con người giản dị, chất phác xuất hiện với cảnh chợ cá làng ngư phủ. Tác giả cố tình đảo từ Lao xao lên trước để nhấn mạnh vào sự hoạt động của ngư dân đang diễn ra trước mắt mình. Thêm vào đó tiếng ve kêu càng làm cho không gian thêm sôi động.
Đứng trước cảnh vật đầy sức sống của thiên nhiên và cảnh bình yên, giản dị của con người, thi nhân ước gì có cây đàn để gảy lên những tiếng lòng thầm lặng của mình về niềm mơ ước dân luôn được giàu mạnh, sung túc và sống êm đềm như lúc này.
Câu 3.
Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào ? Qua sự cảm nhận ấy, anh chị thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên ?
Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng tất cả những giác quan của mình : Thị giác, thính giác, khứu giác.
+ Thị giác : được thể hiện qua việc ông phát hiện ra màu sắc rực rỡ của hòe lục, thạch lựu
+ Khứu giác : Nhà thơ không những cảm nhận được mùi hương của hồng liên trì, mà còn phát hiện được mùi hương ấy đang độ "tiễn" nghĩa là chỉ còn phảng phất đâu đây.
+ Thính giác : Sự lao xao của chợ cá và tiếng ve cầm kêu inh ỏi.
Cảm nhận về Nguyễn Trãi :
Nguyễn Trãi đã dùng nhiều giác quan để cảm nhận một cách trọn vẹn thiên nhiên của cảnh ngày hè. Điều đó cho thấy ông có tấm lòng yêu thiên nhiên rất sâu sắc. Ông trân trọng và yêu thương những điều nhỏ bé nhất ngay xung quanh mình. Tình yêu thật đáng kính và nể phục.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Câu 4.
Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào ? Âm điệu câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ khác những câu thất ngôn như thế nào ? Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả ?
Hai câu thơ cuối :
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Nguyễn Trãi ước mình có cây đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam phong thể hiện tấm lòng chân thành và niềm mong ước của mình rằng nhân dân sẽ luôn được bình yên, hạnh phúc.
Câu thơ đột ngột thay đổi khi chỉ còn 6 chữ trong khi các câu trên có 7 chữ. Đồng thời âm điệu cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, trầm lắng hơn và tất nhiên mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Bởi đây là câu thơ thể hiện rõ nhất tình cảm của nhà thơ đối với nhân dân. Trong tâm hồn ông, tình yêu thiên nhiên và tình yêu con người hòa quện vào nhau. Một tâm hồn thật thanh cao và cao cả.
>>>Xem thêm: