Soạn bài Đại cáo Bình Ngô – phần một : Tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại ?
Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, đã có rất nhiều đóng góp to lớn vào lịch sử giữ nước của nước nhà.
– Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
– Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia khởi nghĩa Lê Lợi, mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.
– Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước.
– Năm 1442, Nguyễn Trãi bị dính vào án oan Lệ Chi Viên, khép ông vào tội "tru di tam tộc".
– Đến năm 1464, Lê Thanh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.
Với tất cả những đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ đất nước và nền văn học nước nhà, Nguyễn Trãi đã trở thành một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn.
Nguyễn Trãi
Câu 2.
Anh chị đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi ? Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu.
– Côn Sơn Ca : Nói về vẻ đẹp thuần khiết và tình yêu thiên nhiên say đắm của Nguyễn Trãi với Côn Sơn nói riêng và đất nước nói chung.
– Yên Tử : Nói về vẻ đẹp hùng vĩ và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Trãi tại Yên Tử.
– Cảnh ngày hè : Cảnh sắc rực rỡ của mùa hè nơi thôn quê và tấm lòng cao cả của tác giả dành cho đất nước, cho nhân dân.
Câu 3.
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh chị cảm nhận sâu sắc nhất.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
Hai câu thơ thể hiện tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nhân dân, với đất nước : Ông luôn mong ước cho dân mình được ấm no, hạnh phúc. Điều đó không những thể hiện tình yêu nước thiêng liêng của Nguyễn Trãi mà còn thể hiện ông là người có tâm hồn rất cao cả.
Câu 4.
Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
– Những tác phẩm chính :
+ Những tác phẩm bằng chữ Hán : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Tác phẩm viết bằng chữ Nôm : Quốc âm thi tập gồm 254 bài.
– Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất
Các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Trãi : Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu vướt dưới triều Lê. Tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
Nguyễn Trãi quan niệm khi đất nước có ngoại xâm thì yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng là chống xâm lược. Trong cảnh thái bình, ông vẫn ước vọng nhà nước phong kiến dùng nhân nghĩa để trị dân, khoan dân,…
Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
– Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
Hai tập thơ Ức trai thi tập và Quốc âm thi tập ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế.
Lí tưởng của người anh hùng là sự quyện hòa giữa nhân nghĩa với yêu nước, thương dân.
Ông đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. Nguyễn Trãi đau khi chứng kiến nghịch cảnh éo le của xã hội cũ : "Phượng những tiếc cao diều hãy kiệng – Hoa thường hay héo cỏ thường tươi". (Tự thuật – bài 9).
Tình yêu của Nguyễn Trãi cũng dành nhiều cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống.
Nguyễn Trãi gắn bó tha thiết với quê hương. Nỗi nhớ quê trong thơ Ức Trai cụ thể, sâu sắc.
Những vần thơ Nguyễn Trãi veiets về thiên nhiên đất nước, về tình cha con, tình bạn,… xiết bao gần gũi thân thương.
Như vậy, về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
Về hình thức nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
>>> XEM THÊM:
-
Soạn bài Tựa trích diễm thi tập
-
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia
-
Soạn bài Truyện Kiều phần một Tác giả