Đề bài: Soạn bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
TIỂU DẪN
– Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở Đồng Hới trong gia đình theo đạo Thiên Chúa.
– Cha mất sớm.
– Ông từng làm công chức ở sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo.
– Năm 1939, ông mắc bệnh phong và về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa.
– Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
– Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi.
– Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ Điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí…
– Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên.
Đây thôn Vĩ Dạ
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
– Phong cảnh nơi đây được tả trong một buổi sáng bình minh thật đẹp. Nắng sớm trải dài trên hàng cau trước ngõ, bên cạnh đó là vườn rau xanh mướt như ngọc. Đúng lúc đó hình ảnh con người xuất hiện Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
– Tậm trạng của tác giả đang nhớ thương và băn khoăn, trăn trở về thôn Vĩ. Câu thơ đầu tiên Sao anh không về chơi thôn Vĩ có thể là lời nhắn nhủ của người con gái ở thôn Vĩ mà nhà thơ thầm thương trộm nhớ. Cũng có thể là lời nói thủ thỉ của chính tác giả đang băn khoăn muốn về chơi thôn Vĩ mà không được.
Câu 2.
Cảm xúc của hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
– Hình ảnh gió mây, sông, trăng là hình ảnh thực của cảnh thiên nhiên xứ Huế.
– Nhưng trong đó lại thấm đượm cảm xúc và tình cảm của tác giả. Ông buồn và nhớ. Nhớ xứ Huế, nhớ người con gái ông thầm thương.
– Gió theo lối gió, mây đường mây gợi lên sự cách trở, chơi vơi.
- Tâm hồn và cảm xúc của nhà thơ đã hòa chung vào Dòng nước buồn thiu. Hoạt động và âm thanh rất nhẹ nhàng của hoa bắp lay càng tạo nên sự tĩnh mịch, lặng thầm của không gian. Và ẩn sâu trong đó là dòng cảm xúc nhớ nhung khôn xiết của nhà thơ.
– Hai câu thơ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay? Là câu hỏi tu từ đầy xót xa, tiếc nuối. Nhà thơ dùng hình ảnh ẩn dụ thuyền và bến sông trăng để nói về mối tình dang dở của mình. Ông băn khoăn và trăn trở khi không thể về thôn Vĩ được nữa.
Câu 3.
Tâm sự của nhà thơ ở khổ thơ thứ ba:
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
– Tác giả tự thổ lộ lòng mình với người con gái quê Vĩ Dạ. Ông đau khổ và trăn trở khi không đến gặp cô ấy được nữa.
– Hình ảnh Áo em trắng quá nhìn không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh gợi lên nhiều tâm sự và cảm xúc. Ông nhớ người con gái mình yêu nhưng lại nhớ trong sự miên man, và mờ ảo.
– Người con gái ấy dường như đã từng rất gần gũi với nhà thơ nhưng giờ đây lại trở nên xa xôi và mờ ảo khiến ông không thể nào chạm tay vào được.
Câu thơ cuối Ai biết tình ai có đậm đà?
– Hàn Mặc Tử đưa ra câu hỏi đầy hoài nghi và lòng trắc ẩn.
– Ông nhớ người yêu và khao khát được sống, được yêu.
Câu 4.
Tứ thơ và bút pháp của bài thơ:
– Tứ thơ đi từ tả cảnh đến tả tình. Cảnh là dòng sông Hương và thiên nhiên thôn Vĩ Dạ chân thật, đơn sơ. Tình là nỗi lòng thương nhớ và niềm khát khao được yêu, được sống của nhà thơ để được trở về thôn vĩ thăm người con gái ông yêu.
– Bút pháp lãng mạn và trữ tình, vừa thực vừa ảo, đi liền mạch với tâm trạng và cảm xúc của tác giả.
>>> XEM THÊM :