Đề bài: Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện ? Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng như thế nào ?
Câu thơ phiên âm:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"
+ Không gian : "giang sơn" – chỉ non sông đất nước rộng lớn vô biên.
+ Thời gian : "kháp kỉ thu" – thời gian có sự nối tiếp nhau không ngừng, từ mùa thu này qua mùa thu khác. Đó còn là sự vĩnh hằng, vĩnh viễn.
+ Tư thế và tầm vóc của con người xuất hiện trong không gian, thời gian đó : "hoành sóc" – tư thế hiên ngang, lẫm liệt, múa giáo tung hoành khắp bốn phương. Với từ "hoành sóc", tác giả đã diễn tả đủ tầm vóc và ý chí kiên cường, bất khuất của người anh hùng khi đứng trước giang sơn, luôn quyết chí giữ gìn đất nước, quyết không bao giờ lui bước.
>>> XEM THÊM : Soạn bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
Câu thơ dịch thơ:
"Múa giáo non sông trải mấy thu"
+ Câu thơ vẫn diễn tả tư thế của người anh hùng đứng lên bảo vệ non sông đất nước tuy nhiên hào khí đã bị giảm hơn so với câu thơ ở phần phiên âm.
Tỏ lòng
Câu 2.
"Ba quân khí thế nuốt trôi trâu"
Sức mạnh của quân đội nhà Trần được tập trung trong câu thơ ngắn gọn này. Trong câu thơ phiên âm : "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu". Sức mạnh của quân đội nhà Trần rất hào hùng, đầy khí thế và quyết tâm quyết chí đến mức át cả sao trời.
Câu 3.
Nợ công danh mà tác giả nói đến trong bài thơ có thể hiểu theo hai nghĩa :
– Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo : lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
– Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước.
Câu 4.
Phân tích ý nghĩa của nỗi "thẹn" trong câu thơ cuối :
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
Tác giả tự cảm thấy thẹn, thẹn vì bản thân mình chưa làm được công danh lớn đối với đất nước.
Thẹn vì tác giả thấy mình còn chưa làm được nhiều việc cho đất nước giống như Vũ hầu năm xưa.
Bản thân Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều công danh cho đất nước nhưng tự bản thân ông vẫn cảm thấy "thẹn", điều đó chứng tỏ tâm hồn và tấm lòng tác giả rất khiêm nhường, luôn ấp ủ những ước mơ đẹp, hoài bão đẹp để cống hiến hết mình cho đất nước.
Câu 5.
Qua bài thơ ta thấy hình ảnh về trang nam nhi thời Trần rất tuyệt vời. Họ luôn kiên cường, bất khuất, luôn sẵn sàng xả thân vì đất nước, luôn một lòng trung hiếu với nước, với dân.
Những trang nam nhi ấy là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo. Đất nước hòa bình nhưng luôn cần đổi mới để tiến tới một xã hội văn minh, giàu mạnh, luôn cần có những trang nam nhi biết phấn đấu, biết nỗ lực hết mình góp công góp sức vào việc dựng xây đất nước tươi đẹp.
Những bạn trẻ đang lầm đường lạc lối hãy mau quay đầu khi còn có thể, đừng làm phụ lòng những thế hệ cha anh đi trước đã đổ máu và xương xuống từng tấc đất.
>>>Xem thêm:
-
Soạn bài Lời tiễn dặn
-
Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
-
Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão