Đề bài: Soạn bài một số thể loại văn học kịch nghị luận
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Những đặc trưng của kịch:
– Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp.
– Kịch thường được viết ra để diễn (trong sân khấu và điện ảnh) nên tác phẩm kịch không thể chứa một dung lượng hiện thực rộng lớn như truyện, cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc, suy nghĩ như thơ ca mà kịch lự chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả.
– Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch, chính tron gquas trình đó nhan vạt bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình.
– Trong kịch, các nhân vật được xây dựng bằng chính ngôn ngữ của họ.
– Ngôn ngữ kịch có 3 loại:
+ Đối thoại
+ Độc thoại
+ Bàng thoại (lời nhân vật nói riêng với người xem).
– Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao.
Phân loại kịch:
– Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột, người ta phân ra ba loại kịch:
+ Bi kịch phản ánh xung đột giữa những nhân vật cao thượng, tốt đẹp với những thế lực đen tối, độc ác, sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật ấy gợi lên nỗi xót xa, thương cảm.
+ Hài kịch khai thác những tình huống khôi hài, sự đối lập giữa vẻ ngoài đẹp đẽ với cái bên trong xấu xa nhằm làm bật lên tiếng cười chế giễu, mỉa mai.
+ Chính kịch, cũng gọi là kịch, phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày với bi hài, vui buồn lẫn lộn.
Yêu cầu về đọc kịch bản văn học
– Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn.
– Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật.
– Phân tích hành động kịch. Từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến của cốt truyện. Xác định rõ đâu là xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích diễn tiến và kết quả của từng xung đột đó.
– Nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
Một số thể loại văn học
Câu 2.
Đặc trưng của văn nghị luận
– Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó.
– Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận.
– Văn nghị luận ngoài yếu tố trình bày, diễn giải, ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp còn có yếu tố tranh luận.
Phân loại văn nghị luận:
– Xét theo nội dung bàn, người ta phân văn nghị luận làm hai thể:
+ Văn chính luận: Luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức
+ Văn bình văn học: Luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật.
– Xét theo thời đại, văn nghị luận gồm:
+ Văn nghị luận thời trung đại có các bài chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần…
+ Văn nghị luận hiện đại gồm các bài Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình tranh luận, bút chiến, xã luận, ngôn luận…
Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
– Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận.
– Văn nghị luận trước hết thể hiện những tư tưởng, lí tưởng của con người.
– Cảm nhận tâm tư, tình cảm như mọt mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận.
– Phân tích nghệ thuật luaapj luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm.
– Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng.
>>> XEM THÊM :
-
Phân tích cái chết của Chí Phèo
-
cảm nghĩ về truyện ngắn hai đứa trẻ
-
Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ