Đề bài: Soạn bài Người trong bao của Sê-khốp
TIỂU DẪN
– Sê-khốp (1860 – 1904) là nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ.
– Năm 1884, ông tốt nghiệp khi Y, trường Đại học Tổng hợp Mát-xco-va.
– Năm 1887, ông được nhân jgiair thưởng pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
– Năm 1900, ông được bầu làm Viện sĩ danh dụ Viện hàn lâm khoa học Nga.
– Sê-khốp đã để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, Đồng cỏ…
– Người trong bao là truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta.
– Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sợ hãi, sống, chết đều thảm hại.
Người trong bao
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như sau:
– Hắn ta nổi tiếng là lúc nào cũng đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông. Ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu, và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta nữa dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ ánh bành tô bẻ đứng lên. Hắn đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông và khi ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên.
Một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp:
– Con người này lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
– Hắn thường xuyên lo âu, nhút nhát, ghê tởm đối với hiện tại.
– Hắn có một thói quen lì quặc là đi hết nhà này đến nhà khác nơi bọn chúng tôi ở. Hắn đến nhà giáo viên nào đó chẳng hạn, kéo ghế ngồi, chẳng nói chẳng rằng, ánh mắt nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì đó. Hắn cứ ngồi im như phỗng thế rồi độ một giờ sau thì cáo từ.
– Nằm trong chăn hắn cũng rờn rờn.
– Hắn hoảng hốt khi lần đầu tiên nghe những lời thô bạo khi nói chuyện với Cô-va-len-cô.
– Sau khi trở về từ nhà Cô-va-len-cô, hắn nằm im trên giường, đắp chăn kín và im lặng. Một tháng sau, hắn chết.
Ảnh hưởng của lối sống của Bê-li-côp:
– Hắn ta khiến cho mọi người đều sợ hãi
– Không ai dám vui chơi, gửi thư, làm quen,…
– Mọi người cũng đều phải sống thu mình vì hắn.
Câu 2.
Lí do khiến Bê-li-côp chết:
– Sau khi trở về từ nhà Cô-va-len-cô, hắn cảm thấy xấu hổ và kinh khủng. Có lẽ hắn vừa rơi vào một cú sốc tinh thần quá lớn khi lần đầu tiên nghe thấy những lời lẽ thô bạo từ Cô-va-len-cô. Hơn nữa, đúng lúc hắn bị xô ngã ở dưới cầu thang thì Va-ren-ca trở về nhà và bắt gặp, cô ấy cười lớn khiến Bê-li-côp cảm thấy thật kinh khủng. Điều đó đã chấm dứt tất cả: chấm dứt chuyện cưới xin, chấm dứt cả cuộc đời của Bê-li-côp,
– Bê-li-côp trở về và nằm im, chùm kín chăn trên giường, không giao tiếp, cũng không ăn uống. Về khoa học, tất nhiên, cơ thể hắn sẽ yếu dần mà chết. Nhưng trong ý nghĩa của tác phẩm, cái chết đó còn là niềm mong ước, niềm khát khao mãnh liệt của chính con người Bê-li-côp vì hắn muốn được chui vào quan tài – vào cái bao mà không bao giờ hắn phải chui ra nữa.
Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-côp lúc hắn còn sống:
– Ai cũng sợ Bê-li-côp
– Mọi người không dám đùa vui, gửi thư hay làm quen…
– Cô-ca-len-cô đã thẳng thắn nói với hắn những lời thô bạo, khinh ghét.
Thái độ và tình cảm của mọi người đối với Bê-li-côp sau khi hắn qua đời:
– Mọi người cảm thấy nhẹ nhõm hơn thoải mái hơn.
– Cuộc sống trở nên tấp nập hơn, vui hơn.
– Nhưng sau khi hắn qua đời không được bao lâu, cuộc sống của mọi người lại trở nên như cũ, trầm lắng và thu mình.
Ý nghĩa của tình cảm và thái độ của mọi người:
– Ai cũng sợ Bê-li-côp, sợ kiểu sống khép mình, ràng buộc, nhút nhát và lúc nào cũng lo nhỡ không may xảy ra điều gì. Bê-li-côp là nhân vật đại diện cho những lối sống khắt khe, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ.
– Sau khi Bê-li-côp qua đời, cuộc sống của mọi người trở nên thoải mái hơn, dễ chịu hơn nhưng chẳng bao lâu lại trở về như cũ, thu mình và sống khép kín. Lúc này Bê-li-côp không còn nữa, điều đó nói lên rằng chính mọi người đã tự thu mình vào trong bao và mọi người cần phải thức tỉnh để thoát khỏi cái bao chật hẹp ấy.
Câu 3.
Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”:
– Trước hết, cái bao đó là một vật dụng quen thuộc và luôn gắn bó với nhân vật Bê-li-côp
– Qua cách sống và sự ảnh hưởng của Bê-li-côp, biểu tượng cái bao mang ý nghĩa phản ánh lối sống ích kỷ, quá khép mình và luôn sợ sệt, nhút nhát, tư tưởng trì trệ, cứng nhắc.
– Nghệ thuật của cái bao: lấy hình ảnh cụ thể (nhân vật Bê-li-côp) để nói lên hiện tượng có tính bao quát (lối sống khép mình, ích kỉ của mọi người).
Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bài:
Tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: không thể sống mãi như thế được!
Câu 4.
Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Người trong bao:
– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình.
– Giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn.
– Dùng hình ảnh ẩn dụ: Cái bao để nói lên tư tưởng chính và thức tỉnh mọi người thoát khỏi lối sống ích kỉ, hè nhát, bạc nhược và bảo thủ.
Câu 5:
Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao:
– Tác giả phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: Không thể sống mãi như thế được nữa.
– Trong xã hội hiện nay, còn nhiều người đang tự tạo ra cho mình cái bao giống như Bê-li-côp, sống thu mình và ích kỉ, bảo thủ và hèn nhát. Để cuối cùng họ sẽ chết trong chính cái bao đó. Mọi người hãy tự cởi bỏ chiếc bao ấy, sống cởi mở hơn và lắng nghe nhiều hơn.
>>> XEM THÊM :
-
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy uyền
-
Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta
-
Soạn bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh