Đề bài: Soạn bài Tam đại con gà
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1:
Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:
– “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?
– “Thầy” đã giải quyết những tình huống đó ra sao?
– Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?
Mâu thuẫn trong câu chuyện xuất phát ngay từ việc bản chất của “thầy” ở đây chỉ là một anh học trò dốt. Vì vậy, “thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống:
– Tình huống thứ nhất: khi gặp mặt chữ có nhiều nét rắc rối, thầy không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều “dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ sai mới bảo học trò đọc khẽ.
– Tình huống thứ hai, bố bọn trẻ thắc mắc: Chữ “kê” là gà, mà sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Thầy giải thích đang dạy cho bọn trẻ biết đến tam đại con gà.
Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã bộc lộ rõ sự dốt nát của mình, tuy nhiên lại tự kiêu tự đại và tự tin thái quá, cậy mình làm “thầy” để dạy học trò những điều mà mình chưa thấu hiểu.
Tam đại con gà
Câu 2.
Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?)
Ý nghĩa phê phán của truyện:
Truyện gây cười nhưng mang ý nghĩa phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại thích làm thầy người khác. Chính vì vậy mà họ đã tự bộc lộ cái dốt của mình mà mình không hề hay biết gì, gây ra tiếng cười phê phán trong xã hội.
>>> XEM THÊM :
-
Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày
-
Soạn bài Ca dao hài hước
-
Phân tích nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát