Đề bài: Soạn bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh
TIỂU DẪN
– Lai Tân là nơi mà Bác Hồ đã trả qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bài thơ mang tên địa danh này là bài thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù.
– Bài thơ cho thấy hiện trang đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.
Soạn bài thơ lai tân của hồ chí minh
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Câu 1.
Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả trong 3 câu thơ đầu:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
– Cơ cấu bộ máy quan lại ở Lai Tân có ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng.
– Tuy nhiên, những người này lại không thực hiện đúng chức năng và nghĩa vụ của mình, ngược lại, ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng ăn tiền đút lót của tù nhân, còn huyện trưởng thì thờ ơ như không biết gì.
– Câu thơ Chong đèn, huyện trưởng làm công việc nêu lên sự giả dối của huyện trưởng, của cả bộ máy quan lại của Lai Tân. Tưởng chừng như họ đang rất nghiêm túc nhưng thực chất bên trong rất thối nát, từ người cầm đầu cho đến tên tiểu lại là cảnh trưởng đều là tham quan tham lam, tàn ác.
Câu 2.
Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối:
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
– Trời đất Lai Tân sau cái vỏ bọc của cảnh huyện trưởng làm công việc quả thật vẫn thái bình. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Làm sao nhân dân có thể yên bình khi có những người quan lại làm quan liêu, tàn ác và tham lam như vậy?
– Từ người đứng đầu cho tới kẻ tiểu lại thực chất đều chỉ là những tên đầu sỏ cho những trò lố bịch, làm ô uế xã hội.
– Tác giả vừa mỉa mai vừa tố cáo bộ máy quan lại thối nát của Lai Tân. Đồng thời đó cũng là lời cảnh báo sâu sắc cho sự sụp đổ của bộ máy chính quyền của toàn Trung Quốc thời bấy giờ.
Câu 3.
Kết cấu và bút pháp của bài thơ:
– Bài thơ được viết theo thể thơ Đường.
– Câu thơ ngắn gọn, súc tích
– Từ ngữ trong sáng, linh hoạt và ẩn chứa nhiều ý nghĩa
– Đặc biệt, tác giả tạo sự bất ngờ trong câu thơ cuối cùng. Những câu thơ trên, tác giả kể lại hiện thực gian xảo, dối gian của bộ máy chính quyền ở Lai Tân, câu thơ cuối là lời mỉa mai và cảnh báo cho toàn xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ chứ không riêng gì Lai Tân. Xã hội ắt sẽ đổ vỡ khi bộ máy chính quyền đã thối nát từ trên xuống dưới.
>>> XEM THÊM :