Mon, 02 / 2018 9:08 am | admin

Đề bài: Soạn bài Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

TIỂU DẪN

– Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) xuất thân trong một gia đình quan lại Nho học thất thế.

– Quê ở Văn Giang – Hưng Yên.

– Trước Cách mạng tháng tám, ông vừa dạy học vừa viết văn.

– Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1920.

Loading...

– Nguyễn Công Hoan sáng tác hơn 20 tiểu thuyết và hơn 200 truyện ngắn.

– Ông có sở trường về truyện ngắn trào phúng phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đương thời.

– Sau Cách mạng, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí, văn học.

– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Tác phẩm chính của Nguyễn Công Hoan: Kép Tư Bền, Hai thằng khốn nạn, Người vợ lẽ bạn tôi, Đời viết văn của tôi…

– Truyện ngắn Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.


Soạn bài Tinh thần thể dục

Tinh thần thể dục

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Câu 1.

Bố cục tác phẩm được chia thành 3 phần như sau;

– Phần 1: Từ đầu đến Lê Thăng. Nội dung: Lệnh trên của quan về làng về việc đi xem bóng đá.

– Phần 2: Tiếp theo đến Vâng. Nội dung: Thuật lại cuộc tranh cãi khi ông Lí đi thông báo người đi xem đá bóng

Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung: Cảnh mọi người trốn tránh và cuộc truy lùng người đi xem bóng đá.

Nét đặc biệt trong cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này:

– Tình huống ông đưa ra là lệnh trên bắt dân làng phải cử người đi xem đá bóng.

– Yêu cầu phải là nam giới, ăn mặc sạch sẽ tử tế, đến sân xem phải vỗ tay liên tục.

– Ai nấy cũng đều trốn tránh.

– Thái độ của ông lí đối với việc bắt người đi xem đá bóng rất nghiêm trọng, nghiêm túc, bắt buộc người dân phải phục tùng. Đặc biệt không được cho đàn bà con gái thay đàn ông đi xem.

– Mọi người trốn chạy như bị đem đi giết vậy.

Tình huống trên đã đạt tới mức đỉnh điểm của nghệ thuật trào phúng. Xuất phát từ việc đi xem đá bóng nhưng ai ai cũng sợ hãi và trốn chui trốn lủi như lánh nạn, còn ông lí xem như đây là việc rất hệ trọng, phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Câu 2.

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện:

– Việc bắt mọi người phải đi xem đá bóng, phải đủ 100 người.

– Ai cũng trốn tránh và sợ hãi việc đi xem đá bóng như sợ bị giết.

– Đặc biệt không được phép cho đàn bà con gái đi xem thay đàn ông.

Mâu thuẫn trào phúng riêng cho từng cảnh:

– Khi đến nhà anh Mịch, anh van xin cho ở nhà vì còn phải đi làm thuê cho nhà ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết, nhưng ông lí nhất định không đồng ý.

– Đến nhà bác Phô, bác xin cho chồng được ở nhà vì bị ốm nhưng ông lí cũng không tha cho.

– Đến nhà bà cụ phó Bính, bà phải đút lót cho ông Lí và thuê thằng Sang đi thay con mình.

– Sáng sớm hôm 29, khi thấy thiếu người, ông cho quân lính đi bắt từng người một. Họ trốn chạy, có người sang nhà người khác ngủ nhờ hoặc sang làng khác. Họ trốn chạy việc đi xem đá bóng như trốn tránh tội phạm vậy.

Những mâu thuẫn trên cho thấy sự lố bịch, hài hước của sự việc bắt dân phải đi xem đá bóng. Trong khi cuộc sống của họ còn phải làm ăn để có miếng cơm manh áo cho con cái. Lẽ ra xem đá bóng là một thú vui do mọi người tự nguyện nhưng ở đây, với lí do khai sáng cho nhân dân, bọn thực dân đã bắt nhân dân buộc phải đi xem dù họ còn đang bận rộn rất nhiều việc khác quan trọng hơn.

Câu 3.

Ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục

– Lên án tố cáo bản chất giả dối, độc ác và lố bịch của bọn thực dân khi bắt dân phải đi xem đá bóng. Trong khi đó họ phải làm để có miếng ăn hàng ngày.

– Nếu thực sự quan tâm đến dân, chúng phải xem cuộc sống của dân ra sao, chứ không phải bắt dân phải đi xem đá bóng.

– Tố cáo chính quyền thực dân phong kiến tàn ác, vô lương tâm

– Tố cáo những kẻ làm tay sai cho thực dân Pháp, chúng hèn nhát, ham mê danh lợi mù quáng, tiếp tay cho kẻ ác làm hại dân mình.

>>> XEM THÊM :

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục