Soạn bài Truyện Kiều
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Anh chị có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lý giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?
Cuộc đời của Nguyễn Du:
– Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thị trấn Sơn Nam nay thuộc Hà Nội.
– Cha và mẹ Nguyễn Du quê ở Bắc Ninh, vợ ông quê ở Thái Bình. Ông may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.
– Nguyễn Du mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nguyễn Du đến sống cùng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Nguyễn Khản làm quan và thân với chúa trịnh Sâm. Thời gian này Nguyễn Du có nhiều điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến – những điều đó đã để lại dấu ấn trong những sáng tác văn học của ông sau này.
– Do có nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ hơn chục năm trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại cho nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú, đã thôi thúc ông suy nghĩ nhiều về xã hội, về thân phận con người, tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương.
– Năm 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn.
– Năm 1813, ông được thăng cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ để lại những dấu ấn sâu đậm trong thơ văn, đặc biệt góp phần nâng tầm khái quát của những tư tưởng về xã hội và thân phận con người trong sáng tác của ông.
– Năm 1820, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc nhưng lần này chưa kịp lên đường thì ông đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn.
Như vậy, cuộc đời của Nguyễn Du đã phải trải qua khá nhiều biến cố, đặc biệt ông mồ côi từ nhỏ. Nhưng may mắn là ông được tiếp xúc và tiếp thu với nhiều truyền thống văn hóa từ các vùng miền, ông Atrải qua cuộc sống thăng trầm, lúc vinh hoa, lúc khổ cực… Tất cả những điều đó đều thấm nhuần trong những tác phẩm thơ ca của đại thi hào dân tộc.
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
Câu 2.
Cho biết sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.
Các sáng tác chính :
- Sáng tác bằng chữ Hán :
– Thanh hiên hi tập : Gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.
– Nam Trung tạp ngâm : có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình, những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh, quê hương ông.
– Bắc hành tạp lục : gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Thơ Nguyễn Du khi đi sứ Trung Quốc có ba nhóm đáng chú ý :
– Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao đẹp cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện.
– Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.
– Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đọa hắt hủi.
- Sáng tác bằng chữ Nôm
Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn.
Truyện Kiều được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lí giải nhân vật theo cách của riêng ông.
>>> XEM THÊM:
-
Phân tích bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
-
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia
-
Soạn bài Tựa trích diễm thi tập