Fri, 06 / 2018 3:02 am | admin

Soạn bài Tựa trích diễm thi tập

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1.

Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau ? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

– Nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau :

+ Chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon của thơ văn, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm cho được.

Loading...

+ Từ đời nhà Lý, nhà Trần đến nay, những bậc danh nho làm quan to ở trong quán, các, hoặc vì bận việc không rỗi thì giờ để biên tập, còn viên quan nhàn tản chức thấp cùng những người phải lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến.

+ Nhiều người ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi nên đều làm được nửa chừng rồi lại bỏ dở.

+ Nho học không sâu sắc bằng tôn sùng Phật học, mà chỉ vì nhà chùa không ngăn cấm, cho nên sách được khắc vào ván để truyền mãi lại đời sau, còn như thơ văn, nếu chưa được lệnh vua, không dám khắc ván lưu hành.

Nghệ thuật lập luận của tác giả :

+ Rất chặt chẽ, hơp tình hợp lý.

+ Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể, có tính khách quan và lịch sử thiết thực.


Soạn bài Tựa trích diễm thi tập

Trích Diễm thi tập

Câu 2.

Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân ?

Đức Lương học làm thơ

– Tìm quanh hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài.

– Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều, chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại.

Câu 3.

Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này ? Anh chị có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông ?

– Hoàng Đức Lương rất yêu thơ, yêu nghệ thuật văn học và đặc biệt ông rất tôn sùng và trân trọng thơ văn. Đồng thời ông cũng rất tự hào về nền văn học ấy.

– Ông xót xa và tiếc thương những tác phẩm hay và ý nghĩa của thời xưa không được lưu truyền đến thế hệ ngày nay.

Công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của Hoàng Đức Lương thể hiện rõ tình yêu của ông với văn chương, với nghệ thuật và với người xưa. Đó là việc làm nặng nề và rất thanh cao, cao cả, có ý nghĩa lớn đối với thế hệ ngày nay.

Câu 4.

Anh chị cho biết, trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.

Trong Đại Cáo bình ngô cũng viết rằng :

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Trieệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

 

>>> XEM THÊM: 

Loading...
Bài viết cùng chuyên mục