Đề bài: Soạn bài Tương tư của Nguyễn Bính
TIỂU DẪN
– Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, ở Nam Định.
– Nguyễn Bính mồ côi mẹ từ nhỏ.
– Năm 1954, Nguyễn Bính vào Nam Bộ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và báo chí ở Hà Nội, Nam Định.
– Thơ ông có lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian.
– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Những tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Hương cố nhân, Mười hai bến nước, Cây đàn tì bà, Đêm sao sáng, Người lái đò sông Vị…
– Bài Tương tư được rút trong lập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.
Tương tư
HƯỚNG ĐỌC THÊM
Câu 1.
Nỗi nhớ mong và những lời trách móc, kể lể của chàng trai trong bài thơ:
– Chàng trai ngồi nhớ cô gái ở thôn xóm bên cạnh nhưng không dám ngỏ lời.
– Hình ảnh ẩn dụ rất độc đáo và mộc mạc nói lên tấm chân tình và sự chờ mong của chàng trai: Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Câu thơ nói lên cảnh thiên nhiên từ mùa lá xanh chuyển quá làng, đồng thời đó cũng là sự trôi đi của tuổi trẻ, khi mà tuổi xuân cứ qua đi trong khi tình cảm vẫn chưa được ghi nhận và đáp trả.
– Câu hỏi đầy trắc ẩn và sự trách móc: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Chàng trai thương yêu cô gái, thầm thương trộm nhớ cô gái nhưng lại không dám tới bày tỏ trực tiếp, mà chỉ âm thầm chờ đợi.
– Hai thôn chỉ cách nhau một đầu đình nhưng vì tình chưa ngỏ nên tình xa xôi… Dấu ba chấm bỏ lửng giữa dòng để nhường chỗ cho sự chờ mong lặng thầm của chàng trai.
– Và rồi, chàng trai tự hỏi: Bao giờ bến mới gặp đó? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Qua những dấu hiệu trên, ta thấy tình cảm của chàng trai chưa được đáp lại.
Câu 2.
Những điểm đáng lưu ý trong cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von của bài thơ:
– Cách bày tỏ tình yêu của chàng trai nửa trực tiếp, nửa gián tiếp. Có lẽ chàng trai còn e thẹn và ngượng ngùng trước tình cảm của mình dành cho cô gái. Đó cũng là lí do vì sao chàng trai chưa nhận được sự đáp trả tình cảm của cô gái.
– Giọng điệu thơ thiết tha, nồng nàn và ấm áp, giàu cảm xúc.
– Cách so sánh rất độc đáo, hình ảnh trong sáng, mộc mạc, thân thương và gần gũi với đời sống thôn quê như cách tác giả sử dụng từ thôn Đoài, thôn Đông.
Tất cả những điều trên đã tạo nên một bài thơ mang đậm phong cách quê hương và trữ tình sâu sắc, thiết tha.
Câu 3.
Hoài Thanh cho rằng, trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa của đất nước”. Đúng vậy, vì:
– Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng thể thơ lúc bát theo kiểu văn học dân gian của nhân dân từ xa xưa tới nay.
– Hình ảnh và cách so sánh, ví von mang đậm chất thôn quê như thôn Đoài, thôn Đông
– Đặc biệt, khi nhắc tới hình ảnh mái đình – hình ảnh quen thuộc trong thơ ca dân gian Việt Nam, tác giả đã đưa hồn xưa của đất nước vào thơ của mình.
– Hình ảnh bến đò, giàn giầu, giàn cau cũng xuất phát từ văn học dân gian Việt Nam.
>>> XEM THÊM :