Đề bài: Soạn bài Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
TIỂU DẪN
– Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại và nghệ thuật châm biếm sắc sảo của những truyện, kí Nguyễn Ái Quốc ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc viêt Vi hành để cùng với các tác phẩm khác nhau như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc,… tập trung đả kích vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác-xây (1922).
– Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo.
– Bản dịch dưới đây của Phạm Huy Thông, in trong tập Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc.
Soạn bài vi hành của nguyễn ái quốc
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Câu 1.
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ngắn “vi hành”:
– Mâu thuẫn thứ nhất là sự lầm tưởng của đôi trai gái khi nhìn nhân vật tôi là vua. Họ đã có những nhận định thể hiện sự lố bịch, hài hước của vua. Người bạn gái nói: Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm. Tiếp theo, họ mang “ông vua” này ra làm trò bàn tán, chọc ghẹo nhau, trêu đùa nhau. Hóa ra, vị vua Khải Định lúc bấy giờ chỉ là một trò đùa trong thiên hạ, không ai nể sợ, không ai kính trọng, mà chỉ khinh bỉ, chê bai và chế nhạo.
– Mâu thuẫn thứ hai xuất phát từ bản chất của vua Khải Định. Tuy là vua nhưng ông chỉ là một ông vua bù nhìn, không hề có quyền thế, hay quyền lực trong tay. Ông chỉ là một quân cờ trong tay của thực dân Pháp.
Câu 2.
Tình huống được tác giả sáng tạo trong câu truyện ngắn này:
Đôi trai gái hiểu nhầm nhân vật tôi trên chuyến xe là vua Khải Định đi vi hành. Họ chê bai, chế nhạo và bàn tán những thói lố bịch của vua. Dù đó không phải là vua nhưng vô tình đã nói lên bản chất thực sự của vua Khải Định lúc bấy giờ.
Tác dụng của tình huống truyện trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định:
– Tình huống trên tạo sự hài hước và lố bịch.
– Tuy nhiên qua đó đã thể hiện một cách khách quan và chân thực về hình ảnh của nhân vật Khải Định. Đó chỉ là một ông vua bù nhìn, là tay sai mù quáng và hèn nhát cho bọn thực dân Pháp.
Câu 3.
Hình tượng nhân vật Khải Định:
– Nhân vật Khải Định dù không xuất hiện trực tiếp nhưng được đôi trai gái nhìn nhận qua sự hiểu lầm với ngoại hình rất lố bịch và hài hước.
– Nhân vật Khải Định khi xuất hiện trước mặt nhân vật tôi với ngoại hình: cái mũi tẹt, đôi mắt xếch, cái mặt bủng như vỏ chanh.
Chỉ cần qua một vài nét cơ bản trên đã thể hiện rõ cho ta thấy bản chất của Khải Định chỉ là một ông vua bù nhìn, không hề có quyền lực, quyền thế trong tay. Và thậm chí, bản thân ông cũng không hề có bản lĩnh hay tài cán gì, ông chấp thuận theo sự sắp đặt của bọn thực dân.
Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc
– Tác giả đã sáng tạo tình huống rất độc đáo, sáng tạo.
– Lời lẽ và ngôn từ giản dị nhưng có tính tố cáo rất mạnh mẽ bản chất của vua Khải Định.
– Qua đó làm rõ bộ mặt thật của thực dân Pháp khi nắm quyền ở Việt Nam. Bọn chúng đã đưa ra những chính sách bẩn thỉu nhằm thôn tính người dân Việt Nam, đưa Việt Nam vào những tệ nạn xã hội hút thuốc phiện, ăn chơi, rượu chè, cờ bạc…
– Tác giả đã lên án mạnh mẽ xã hội thực dân và những chính sách của chúng. Đồng thời kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân thông qua việc vạch trần bản chất của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ.
>>> XEM THÊM :