Đề bài: Soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1.
Tìm hiểu số phận và tính cách nhân vật Mị qua:
Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra:
- Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí để trừ nợ chứ không phải vì tình yêu mà đồng ý lấy A Sử. Trước đó Mị đã có người yêu, dù được quyền tự do yêu đương nhưng Mị lại bị sự gian ác, tham lam của nhà thống lí dập tắt tình yêu ấy. Nếu không gả Mị cho nhà hắn, cha Mị có chết vẫn không trả hết được nợ. Lãi mẹ đẻ lãi con không biết đến mấy đời nhà Mị mới trả được.
- Từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống của Mị được ví như kiếp con trâu con bò. Thậm chí Mị còn tưởng tượng mình khổ hơn cả con trâu con bò. Con trâu còn có lúc được đứng gặm cỏ, gãi chân, còn Mị cũng như những người đàn bà khác trong nhà này phải làm suốt ngày suốt đêm. Đã thế còn bị đánh đập dã man. Làm vợ nhưng thực chất Mị đang bị đối xử như kiếp nô lệ vô cùng cực khổ.
Diến biến tâm trạng và hành động:
- Mị yêu tự do, khát khao yêu đương nhưng vì lòng hiếu thảo với cha, Mị đành phải chấp nhận từ bỏ tình yêu của mình để về làm dâu nhà thống lí. Nhưng thực chất là làm nô lệ cho nhà hắn.
- Trước đây Mị hay thổi kèn, thổi rất hay. Nhưng từ khi về làm dâu nhà thống lí, Mị chẳng nói chẳng rằng, Mị như một cái xác không hồn.
- Trong đêm tình mùa xuân, Mị uống riệu say. Mị nhớ lại những kỉ niệm trước đây của mình. Lòng khát khao và tình yêu cuộc sống lại trở về bồi hồi trong lòng Mị. Kể từ khi bước chân vào nhà thống lí, đây là lần đầu tiên Mị nhận thức được bản thân mình.
- Khi nhìn thấy A Phủ, ban đầu Mị dửng dưng như nhìn thấy một cảnh tượng quen thuộc. Mị cũng chẳng quan tâm đến việc A Phủ sống hay chết. Nhưng khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, lòng thương xót của Mị trỗi dậy. Mị nhận thức được tình cảnh của bản thân và của A Phủ. Mị can đảm cởi trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ để giải thoát cho chính mình.
Tóm lại, cuộc đời Mị tuy phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhưng Mị đã cố gắng chịu đựng. Thống lí Pá Tra đại diện cho giai cấp cầm quyền, nhưng dù có phải chịu bao nhiêu khổ đau, cuối cùng Mị vẫn gồng mình lên để giải phóng cho chính mình.
>>>Xem thêm:
Vợ chồng A Phủ
Câu 2.
Ấn tượng về tính cách của nhân vật A Phủ:
- Khi đánh nhau với A Sử: A Phủ rất hiên ngang, thẳng thắn và dũng cảm. A Phủ chỉ là một người không cha không mẹ, mồ côi từ nhỏ, lại càng không có chức tước gì trong bản, nhưng lại dám đối đầu với con trai của hồng ngài.
- Khi bị xử kiện: A Phủ dù bị trói, bị đánh đập dã man nhưng vẫn không kêu than nửa lời. Tính gan dạ trong A Phủ đã được rèn luyện từ những năm tháng tuổi thơ lênh đênh.
- Khi về làm công gạt nợ cho nhà thống lí: A Phủ chịu khó làm lụng, mang lại nhiều của cải cho nhà thống lí.
A Phủ là chàng trai tốt bụng, gan dạ, táo bạo và dũng cảm.
Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ:
- Khi miêu tả nhân vật Mị: Tô Hoài dùng giọng điệu nhẹ nhàng, có phần đượm buồn vì số phận của Mị bất hạnh hơn A Phủ. Hơn nữa, Mị là thân con gái nên yếu đuối hơn.
- Khi miêu tả nhân vật A Phủ: Lời lẽ của tác giả mạnh mẽ hơn, dứt khoát hơn.
Câu 3.
Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:
- Tác giả đã quan sát cuộc sống của người dân miền núi một cách rất chi tiết và kỹ lưỡng. Ông hiểu rõ những nếp sống văn hóa truyền thống ở nơi đây như: thổi kèn lá, du xuân chơi tết… với phong tục bắt vợ mà A Sử đã giả vờ là người yêu của Mị để bắt Mị về làm vợ gạt nợ.
- Tình huống truyện rất hợp lý, hấp dẫn.
- Kết cấu câu truyện rất mạch lạc.
- Khi viết về Mị, ngòi bút của Tô Hoài đã khắc họa thành công những diễn biến tâm lí của Mị, nhất là những dòng ký ức của Mị trong đêm tình mùa xuân.
- Khi viết về A Phủ, Tô Hoài lại thay đổi cách viết đơn giản hơn, dứt khoát hơn đúng như tính cách của nhân vật.
XEM THÊM :
-
phân tích hồn trương ba da hàng thịt
-
phân tích giá trị nhân đạo bài vợ chồng a phủ
-
Phân tích hai khổ thơ đầu bài Từ ấy